Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặt biệt ở trẻ em có nguy cơ bỏ quên dị vật, khó chẩn đoán. Uớc tính mỗi năm có 1.500 bệnh nhân tử vong liên quan đến dị vật đường thở, đáng chú ý là tỷ lệ tử vong khá cao ở trẻ từ 1- 6 tuổi.
Ở trường mầm non để đảm bảo an toàn cho trẻ giáo viên không chỉ được trang bị những kiến thức về chuyên môn giáo dục mầm non mà còn cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăm sóc nuôi dưỡng. Một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu của giáo viên đó là cấp cứu dị vật đường thở cho trẻ – 1 nguy cơ thường xảy đến cho trẻ mầm non bởi ở lứa tuổi này sự hiếu kỳ khám phá thế giới đồ vật và cả những kỹ năng tự phòng vệ của trẻ còn khá hạn chế. Người lớn cần nghiêm túc nhìn nhận những nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ để có biện pháp phòng tránh hoặc thậm chí trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản để xử lý khi có sự cố. Rất nhiều vụ tai nạn xảy đến chỉ bởi sự chủ quan của người lớn khi cho rằng con mình vẫn chơi, vẫn làm việc đó hàng ngày mà có sao đâu….! Đây là tư tưởng hết sức nguy hiểm bởi tai nạn dị vật đường thở nếu như không biết cách xử trí, khả năng tử vong là rất lớn. Điển hình nhất phải kể đến những nạn nhân tử vong do hóc sặc khi ăn thạch mặc dù đã có những cảnh báo trên các phương tiện thông tin.
Các cô giáo thảo luận để đưa ra những nguy cơ có thể xảy đến cho trẻ và những biểu hiện khi trẻ mắc dị vật đường thở
Với mức độ quan trọng như vậy, hàng năm Trường Mầm non Ban Mai tổ chức những khóa tập huấn cho cán bộ giáo viên về kiến thức và kỹ năng phòng chống tai nạn dị vật đường thở – đó cũng là yêu cầu bắt buộc với 100% CBGV khi làm việc tại trường. Từ đó phòng ngừa và chủ động xử lý mọi tình huống có thể xảy đến với trẻ.
Sáng ngày 27/10/2018, tại trung tâm tổ chức sự kiện tầng 6, 100% cán bộ giáo viên trường MN Ban Mai tham gia khóa tập huấn kỹ năng cấp cứu dị vật đường thở. Buổi tập huấn diễn ra với tinh thần và trách nhiệm cao của các cô giáo, bởi ai cũng nhận thức được rằng mức độ quan trọng của chuyên đề này đồng thời chủ động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi ở trường.
100% các cô giáo được thực hành kỹ năng cấp cứu dị vật đường thở với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp
Kỹ năng được thao tác trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh
Những kỹ năng được thực hiện đảm bảo đúng từng thao tác, vị trí cơ thể là yếu tố quan trọng để cứu nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm dị vật đường thở
Tại buổi tập huấn, 100% các cô giáo được trang bị các kiến thức để nhận diện những nguy cơ có thể gây ra tai nạn cho trẻ về đường thở. Bao gồm những nguy cơ đến từ các đồ vật nhỏ khi chơi trẻ nuốt phải, dị vật khi trẻ ăn gây ra hóc, sặc….. Từ đó các cô giáo được thực hành 3 kĩ năng cấp cứu để có thể đưa dị vật đường thở ra khỏi cơ thể của nạn nhân. Để thực hành các thao tác cấp cứu cũng như xác định vị trí chính xác của các thao tác, các cô giáo sử dụng búp bê để thực hành. Đặc biệt trong khóa tập huấn để nâng cao kỹ năng và giúp giáo viên trải nghiệm rõ hơn về các thao tác cấp cứu, ban tổ chức đã mời 1 trẻ để các cô quan sát đồng thời các cô giáo thực hành trên chính đồng nghiệp của mình. Với việc được trải nghiệm trực tiếp các kỹ năng cấp cứu trên cơ thể người, các cô giáo hoàn toàn tự tin với những kiến thức mà mình được trang bị và hoàn toàn an tâm, chủ động nếu có những biến cố xảy ra. Quan trọng hơn các cô có thể phòng tránh một cách chủ động với các tai nạn về dị vật đường thở. Cùng chúc các cô giáo và các con học sinh 1 năm học an toàn và thành công.