Khi các mạng xã hội ra đời, đặc biệt sự phát triển chóng mặt của Facebook – mỗi người tự có một “nhà xuất bản riêng” – thoải mái chia sẻ những suyn nghĩ, hình ảnh trong cuộc sống đời thường, hay các vấn đề liên quan trên trang cá nhân. Mạng xã hội trở thành một góc nhật ký mở thú vị.
Tuy nhiên, không ít bộ phận từ học sinh đến những người trưởng thành nhiều khi… mải mê chăm sóc, cập nhật tình hình lên mạng xã hội quá, thành…. nghiện – nghiện chụp hình để chia sẻ trong các sự kiện, hoạt động, bỏ lỡ nhiều điều ý nghĩa mà lẽ ra có thể khám phá, cảm nhận được trong mỗi sự kiện, khoảnh khắc ấy.
Tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng vậy. Không ít các bạn nhỏ và những người trẻ đến đó, nhưng chỉ mải mê chụp hình show với bạn bè, lưu làm kỷ niệm, phó mặc kiến thức về di tích đó cho Google mà bỏ quên cơ hội được khám phá, trải nghiệm trực tiếp. Đôi khi những sự “mải mê show hình” này còn trở thành hình ảnh phản cảm trong mắt du khách tham quan, đặc biệt là du khách quốc tế.
Yêu lịch sử, nên đến với di tích lịch sự để khám phá, trải nghiệm, để hiểu và trân trọng những dấu vết thời gian, quá khứ oai hùng của mỗi di tích ấy. Nhưng bạn đã yêu các di tích lịch sử như thế nào, đã đúng cách chưa, đã thể hiện cho người khác cảm nhận được tình yêu ấy và nét văn minh, thanh lịch của người trẻ Việt hiện đại chưa?
Một bộ phim ngắn do tập thể BMSers – thầy và trò trường Tiểu học Ban Mai thực hiện không nằm ngoài thông điệp ấy. Để mỗi học sinh Thủ đô nói riêng, và tất cả người trẻ Việt nói chung, khi nhắc đến tình yêu với lịch sử của quê hương, đất nước thì đều có thể tự tin chia sẻ rằng: “Yêu mỗi di tích, hiểu từ chiều sâu”.
‘Học sinh Thủ đô
Cần hiểu sử ta
Ghé mọi di tích
Là để khám phá
Thêm niềm tự hào,
Góp sức giữ gìn.
Đừng mải chụp hình
Cười to xả rác
Đi cho điềm đạm
Xứng người Tràng An.
Văn Miếu, Hồ Gươm
Rồi đền Ngọc Sơn
Cùng chùa Trần Quốc
Thêm Ô Quan Chưởng
Hoàng thành Thăng Long
Dấu vết ngàn năm
Tầng tầng lớp lớp
Mời bạn bóc tách
Hiểu đề tự hào.
Đừng theo phong trào
Đến chỉ chụp ảnh
Show từng bộ cánh
Khoe với bạn bè
Lịch sử ngu ngơ
Như cây không gốc…”
– Khơi nguồn ý tưởng: Trà Hiếu
– Kịch bản, đạo diễn, quay phim, dựng phim: Lương Đình Khoa
– Với sự tham gia của các cô giáo: Hoàng Linh Hương – TPT, Nguyễn Thị Trang – 4A3 , Trần Thị Diệp – 4A2
Và các học sinh trường Tiểu học Ban Mai [Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội]:
Phạm Ngọc Linh – 5a3
Nông Hoàng Trúc Nhi – 5a4
Nguyễn Minh Khuê – 5a4
Nguyễn Thị Phương Nhi – 5a2
Nguyễn Hà Vy – 2a5
Trần Minh Nhật – 4a5
Nguyễn Vũ Thục Anh – 4a3
Vũ Đức Thành An – 4a3
Nguyễn Minh Trang – 4a3
Hoàng Đào Vĩ Thành – 4a3
TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU CÙNG QUÝ PHHS, CÁC THẦY CÔ VÀ CỘNG ĐỒNG.
LINK XEM VIDEO TẠI
https://www.youtube.com/watch?v=DDrC9CHtbpQ&list=PLnnXyKNwI9WVslOm30mZr4oqFIOXyFrG2&index=26